CẢ NƯỚC THIẾU HƠN 65.000 GIÁO VIÊN MẦM NON

Tại phiên chất vấn ngày 1/11, đại biểu Quốc hội nêu vấn đề 90% giáo viên, giảng viên trong biên chế và đặt câu hỏi về giải pháp cho tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều nơi.

Sáng 1/11, đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) dẫn báo cáo số 185 ngày 15/5 của Chính phủ về tình hình thực hiện thực hành chống lãng phí năm 2017, số chi ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập quá lớn.

Trong đó, hơn 90% số giáo viên, giảng viên vẫn nằm trong biên chế các sự nghiệp công lập, tạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách Nhà nước.

Bà Minh đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời về vấn đề tinh giản biên chế giáo viên, đồng thời giải quyết bài toán thực tế về tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông đang diễn ra tại hầu hết địa phương.

Thiếu hơn 65.000 giáo viên mầm non

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết từ năm 2011, Thủ tướng ban hành Quyết định 60 ngày 26/10, quy định một số chính sách đối với phát triển giáo dục mầm non từ năm 2011-2015, thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi.

Trong đó, giáo viên dạy chế độ hợp đồng tại trường dân lập và bán công được hưởng chế độ như giáo viên mầm non công lập. Từ năm 2011 đến nay, rất ít địa phương thực hiện dịch chuyển từ chế độ hợp đồng qua biên chế giáo viên mầm non giống như việc thực hiện Nghị định 117 đối với y tế cơ sở.

Ca nuoc thieu hon 65.000 giao vien mam non hinh anh 1
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết cả nước thiếu 65.065 giáo viên mầm non. Ảnh chụp màn hình.

Hiện nay, cả nước thiếu 65.065 giáo viên mầm non. Trong đó, số giáo viên đang thực hiện chế độ hợp đồng, chi trả bằng ngân sách địa phương là 52.238 người.

Theo kết luận tại cuộc họp tháng 5 của Thủ tướng và Nghị quyết 24 ngày 6/10, Chính phủ giao Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính tham mưu trong việc đề xuất đảm bảo đủ giáo viên lên lớp, đặc biệt là việc thiếu giáo viên hệ mầm non.

Bộ Nội vụ có hai văn bản, trong đó đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung biên chế 20.973 giáo viên cho hệ mầm non đối với 17 tỉnh có tăng dân số cơ học; 5 tỉnh Tây Nguyên là 5.735 giáo viên.

Bộ cũng cho rà soát tất cả giáo viên hợp đồng trước năm 2015 để có cách xử lý phù hợp, ưu tiên tuyển dụng giáo viên vào biên chế nếu chưa tuyển đủ.

Về lâu dài, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện 6 giải pháp, trong đó có việc rà soát số học sinh, giáo viên thực tế để giải quyết tình trạng dư thừa giáo viên.

Phân hiệu đại học không phải pháp nhân

Cũng trong sáng nay, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) nêu điều 21 Luật Giáo dục năm 2012 quy định phân hiệu đại học không có tư cách pháp nhân. Trong khi đó, điểm a khoản 5 điều 10 Thông tư 08 năm 2014 của Bộ GD&ĐT nói rằng phân hiệu đại học có con dấu, tài khoản, tức là có tư cách pháp nhân.

Ông Tuấn Anh chất vấn thông tư của bộ quy định như vậy có trái với luật, cũng như trái với lời khẳng định đã quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp định hướng của Nghị quyết 29, Nghị quyết 19 trong báo cáo của bộ không?

Ca nuoc thieu hon 65.000 giao vien mam non hinh anh 2
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích việc phân hiệu đại học không đủ tư cách pháp nhân. Ảnh: Ngọc Duy.

Trả lời câu hỏi nàyBộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định quy định không mâu thuẫn, không trái quy hoạch.

Theo điều 74 Luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đủ 4 điều kiện: Được thành lập theo quy định của bộ máy này và các luật liên quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 Luật Dân sự, có tài khoản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các hoạt động pháp luật một cách độc lập.

Theo khoản 5 Thông tư 08 năm 2014 của Bộ GD&ĐT, phân hiệu của đại học vùng có con dấu và tài khoản riêng nhưng không có tư cách pháp nhân, vì nó là đơn vị thuộc đại học vùng, chịu quản lý của đại học vùng, không có tài sản độc lập với đại học vùng, không nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, phân hiệu đại học vùng chưa đáp ứng 4 điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của điều 74 Luật Dân sự.

Quy định của Thông tư 08 phù hợp quy định của Luật Giáo dục Đại học. Phân hiệu đại học chỉ là một bộ phận trong cơ cấu của đại học, trường đại học, không phải cơ sở giáo dục đại học độc lập. Do đó, quy hoạch mạng lưới các trường đại học hiện hành theo Quyết định 37/2013 của Thủ tướng không có quy định đối với phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học.

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *