NHU CẦU NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TRONG TƯƠNG LAI

Theo phân tích của nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định: Nhu cầu nhân lực trong nền công nghiệp tương lai đã thay đổi, máy móc thay con người, lực lượng công nhân cần phải có kỹ năng vận hành, máy móc tự động hóa, giải quyết các sự cố rô bốt… mà con người không thể làm thay, đó là “lao động tri thức”. Điều đó, cho thấy thị trường Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực này.

Lực lượng công nhân phải cần những kỹ năng vận hành máy móc trong giai đoạn mới

Nền kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự tăng trưởng, thị trường lao động TP có nhiều biến động, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đồng bộ với nhu cầu nhân lực, tồn tại sự nghịch lý về chênh lệch cung – cầu, mất cân đối giữa các ngành nghề vẫn đang diễn ra.… nhưng nhìn chung việc làm có xu hướng tăng qua các năm.

Đặc biệt, theo quy hoạch phát triển nhân lực TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 – 2030 đối với những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao cho 04 ngành công nghiệp trọng yếu và 09 nhóm ngành dịch vụ nhằm đảm bảo nhân lực phát triển ổn định…

Giai đoạn 2022 – 2025, nhu cầu nhân lực tại TP được dự báo mỗi năm có khoảng trên 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm mới), chiếm bình quân 83% nhân lực qua đào tạo, trong đó nhu cầu nhân lực có Sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ Trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ Cao đẳng chiếm 16%, trình độ Đại học trở lên chiếm 18%.

Các chuyên dự báo thị trường lao động luôn có nhiều chương trình hướng nghiệp cho các em ngay sau khi tốt nghiệp THCS

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng 70%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng 28%, khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 21%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 37%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 – 5%.

Nhân lực có trình độ Trung cấp hàng năm tốt nghiệp khá cao

Từ nay đến 2030 nhân lực trình độ Trung cấp tập trung trên 70% vào các nhóm ngành kỹ thuật như Cơ khí – Tự động hóa – Luyện Kim; Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh; Công nghệ thông tin; Điện tử – Cơ điện tử, Xây dựng; Điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin; Điện tử – Viễn thông, Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và 30% nhu cầu thuộc các nhóm ngành kinh tế, kế toán, hành chính – văn phòng, sư phạm mầm non, kỹ thuật Y – Dược – Nha khoa, công nghệ nông – lâm nghiệp – thủy sản…

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *